Luật hấp dẫn

   Luật hấp dẫn thể hiện những vật có cùng mức năng lượng rung động sẽ thu hút nhau. Ngược lại, những sự vật khác mức rung động sẽ tách khỏi nhau. 

   Với cuộc sống của con người, Lực hấp dẫn biểu hiện rằng khi bạn đang ở mức độ rung động nào thì sẽ thu hút tất cả những điều tương ứng đến với cuộc sống của bạn để trải nghiệm. 

   Trong đó, mức độ rung động của một người chính là tâm thức của người đó. Tâm thức khác nhau tạo ra các mẫu hình tư duy, thói quen, hành động trong cuộc sống khác nhau, điều này tạo ra những mẫu hình con người điển hình trong xã hội. Khi đó, Luật hấp dẫn sẽ đưa những người có cùng mẫu hình tâm thức giống nhau đến với nhau, qua những sự kiện mà chúng ta thường gọi là "nhân duyên". 

   Người xưa cho rằng:" Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Vì vậy, những người có tâm thức rung động thấp (tham, sân si) thường giao lưu với nhau, tương tự với những người có tâm thức rung động cao. Các nhóm người trong xã hội cũng tương tác qua lại lẫn nhau theo quy luật tương tự: người giàu, người nghèo, người trí thức, người hiền lành, người thích ăn nhậu, thích thể thao... điển hình nhất là những mối quan hệ vợ chồng thân thiết lâu năm.

   Luật hấp dẫn không chỉ thu hút những người có tâm thức tương đồng với bạn mà còn thu hút những sự kiện tương đồng với tâm thức đó đến để cho bạn trải nghiệm.

   Nhưng phải lưu ý rằng, tâm thức của bạn biểu hiện ở niềm tin cốt lõi, không phải những suy nghĩ bề mặt hàng ngày. Niềm tin cốt lõi chính là gốc rễ của tất cả những suy nghĩ bề mặt. 

   Rất nhiều người cho rằng, chỉ cần suy nghĩ tích cực, tưởng tượng, tập trung về những gì họ muốn, Vũ trụ sẽ đem đến những thứ đó cho họ như: tiền bạc, nhà cửa, hạnh phúc... Đây chỉ là những suy nghĩ bề mặt mà thôi. Sự thật là vũ trụ sẽ không đem đến những thứ đó cho họ, mà kéo họ đến với những trải nghiệm làm gia tăng sự thèm muốn đó, cũng như những người đang thèm muốn giống họ. 

   Nếu họ thực sự cảm thấy no đủ rồi, sẽ không cần đến những suy nghĩ như vậy nữa. Khi đó, Vũ trụ mới thực sự đem đến những trải nghiệm tương đồng với tâm thức của họ. Đây mới chính là niềm tin cốt lõi thực sự. Vậy, khi niềm tin cốt lõi của bạn là sự no đủ, hạnh phúc, Vũ trụ sẽ đem đến cho bạn những cơ hội như công việc, con người, vận may... đẻ bạn thục sự no đủ, hạnh phúc. Ngược lại nếu niềm tin cốt lõi của bạn là sự thiếu thốn, Vũ trụ sẽ đem lại cho bạn những sự kiện tương tự như mất tiền, thua lỗ để gia tăng sự thiếu thốn đó. 

   Đa phần những niềm tin cốt lõi của con người đều khá tiêu cực: thiếu thốn tình cảm, sợ tổn thương, sợ thiếu thốn vật chất... Từ đó, con người mới đi tìm những thứ giúp cho họ lấp đầy những vấn đề này của tâm thức. Vì vậy, rất nhiều người hiện đang tìm kiếm vật chất, con người, hình ảnh, ảo tưởng bên ngoài để lấp đầy sự thiếu thốn ở bên trong. Bởi vì ham muốn quá mãnh liệt nên họ muốn có chúng ngay để lấp đầy sự thiếu thốn một cách nhanh nhất. 

[...] 

   Điều này cũng tương tự với những người có niềm tin cốt lõi là sự cô đơn, thiếu thốn tình cảm. Họ tin rằng cần có một người khác mới giúp họ đầy đủ và hạnh phúc. Vì vậy, Vũ trụ sẽ đem đến cho họ những con người giúp họ cảm thấy cô đơn, thiếu thốn tình cảm hơn. Đó là những con người lạm dụng, bạo hành, lừa dối, làm họ tổn thương, cô đơn và đau khổ hơn. 

   Chỉ khi nào có thể sống vui vẻ, hạnh phúc một mình, không cần một ai khác để lấp đầy khoảng trống thì Luật hấp dẫn mới đem đến cho bạn những người thực sự yêu thương bạn, như cái cách mà bạn yêu thương  chính bản thân mình. Càng mong cầu tìm kiếm từ bên ngoài thì sẽ ngày càng mong cầu nhiều hơn. Cho dù bạn đã có hoặc chưa có, Vũ trụ sẽ luôn đem đến hoàn cảnh để bạn so sánh mình với người có nhiều hơn, rồi bạn lại càng cảm thấy thiếu thốn. 

[...]

   Bởi vì mọi thứ đều là năng lượng, nên những suy nghĩ, niềm tin của con người có khả năng quyết định những dòng thời gian mà chúng ta trải nghiệm. Càng suy nghĩ nhiều về một viễn cảnh cụ thể, chúng ta càng tạo ra nhiều năng lượng cho viễn cảnh đó. Luật hấp dẫn sẽ kéo những vật có cùng mức năng lượng với nhau trong không - thời gian. Vì vậy, khả năng trải nghiệm viễn cảnh cụ thể này sẽ càng cao. Luật hấp dẫn sẽ đem đến cho bạn những gì bạn muốn bằng những cơ hội nhìn thấy được và bạn cần phải biết nắm lấy nó, tức là hành động. Nếu bạn không hành động, nó sẽ không thành hiện thực. Điều quan trọng là, bạn có thực sự duy trì được suy nghĩ, hành động của mình nhất quán trong thời gian dài để Luật hấp dẫn đem đến trải nghiệm thục tế hay không. 

   Hãy nhớ rằng, sức mạnh của con người là ý chí và niềm tin. Bạn tin điều gì, bạn sẽ được trải nghiệm điều đó. Nếu bạn tin rằng bạn có khả năng làm được hoặc bạn tin rằng bạn không thể... bạn đều đúng! 

(Trích cuốn Luật tâm thức - Ngô Sa Thạch) 





Nhận xét

  1. "Luật hấp dẫn" , "nhân quả" hay "Nghiệp quả" , "tín hiệu vũ trụ" ... hay tất cả những gì mà cuộc đời tạo ra từ những mối lương duyên với vạn vật xung quanh hay nói cách khác là những thời khắc, những điểm tạo nên bước ngoặt của dòng thời gian. Với một người "giác ngộ" thì đều được lý giải bằng một suy nghĩ đơn giản "mọi việc đều có lý do của nó". Nhưng liệu sự giác ngộ này có tới từ sự "an lòng" từ điểm cân bằng hoàn hảo trong nội tâm để không còn thây buồn, đau khổ và vượt qua những suy nghĩ nhỏ nhen, sai đường của trần tục? Hay đơn giản do ta qua mệt mỏi và bất lực trên con đường đi tìm đáp án của những khổ đau, những biến cố với cuộc đời mình và ta coi sự chấp nhận những thứ tiêu cực trên như một sự giải thoát trong tâm thức?
    Một người mới phá sản thấy 1 nhà sư đi xin ăn nhưng rất vui vẻ, người này thấy mình quá may mắn và cố nghĩ như nhà sư để thấy tốt hơn. Liệu rằng anh ta đang tự thuyết phục mình trong hoàn cảnh tồi tệ để thấy tốt hơn hay cuộc đời cho anh ta "tín hiệu" để nhận ra những điều nhỏ bé hạnh phúc?
    Liệu rằng cuộc sống trải qua đầy biến cố vì phần thưởng chỉ dành cho người xứng đáng hay đơn giản cuộc đời này vốn dĩ bất công và ta chỉ sinh và diệt như những thực thể tầm thường khác?

    Liệu đức tin có là đáp án?

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét